logo
0965.956.799 / 0905.911.669
fb_img_1500604766867
Chúng tôi trên Facebook
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 58
Trong tuần: 258
Lượt truy cập: 333969

Sàn gỗ xương cá - Sàn gỗ Đà Nẵng.


Sàn gỗ xương cá có thể hiểu đây là một kiểu lát sàn được sử dụng nhiều trong thi công nội thất hiện nay. Về cách lát, nó có thể được lát theo kiểu so le hoặc vân gỗ theo hình xương cá tùy khách hàng lựa chọn. Cách lát này tuy không mới nhưng lại mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng. Ngoài ra còn có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.

Cấu tạo của sàn gỗ lát xương cá.

Như những loại sàn gỗ công nghiệp khác, sàn gỗ xương cá cũng được cấu tạo từ 4 lớp theo tiêu chuẩn Châu Âu.

  • Lớp phủ bề mặt: phủ 1 lớp Oxit kim loại trong suốt có tác dụng chống mài mòn.
  • Lớp vân gỗ: được thiết kế tinh xảo tạo cảm giác như vân gỗ tự nhiên, nhập trực tiếp tại Đức 
  • Lớp HDF:  100% lõi gỗ cứng HDF không pha trộn tạp chất khác.
  • Lớp màng nhựa: tạo sự cân bằng và vững chắc cho sàn gỗ giúp chống lại ẩm mốc, hạn chế cong vênh cho sàn gỗ.

sn_g__nng_ma258_result

Ưu nhược điểm khi lát sàn gỗ xương cá

Cũng như các loại sàn gỗ khác, sàn kiểu xương cá cũng có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, chúng ta cần biết những ưu nhược điểm này để có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Kiểu lát sàn này đem đến cho bạn cảm giác mới lạ khi bước vào ngôi nhà. Bề mặt sàn sau khi hoàn thiện sẽ trở nên hiện đại, sang trọng và độc đáo hơn so với kiểu lát sàn thông thường.
  • Cấu trúc xương cá khá đặc biệt giúp bề mặt sàn được chắc chắn hơn, không bị tác động nhiều bởi thời tiết. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải lo lắng vấn đề mối mọt xâm hại làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.
  • Sử dụng kỹ thuật lát sàn này còn giúp cho bạn không bị đụng hàng với những ngôi nhà khác. Bởi mỗi một không gian khác nhau sẽ có sự độc đáo và sáng tạo riêng do người thợ phụ trách. Vì vậy, gia chủ có thể thể hiện được đẳng cấp của mình với bạn bè.

Về nhược điểm

  • Kiểu lát sàn này có độ khó cao, do vậy yêu cầu người thợ phải có tay nghề giỏi. Điều này sẽ đảm bảo các góc cạnh sát tường, sườn xương hỗ trợ được xử lý tốt hơn.
  • Việc bảo trì và thay thế khi bị hỏng hóc khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn so với một số loại sàn khác.
  • Nếu phải tháo dỡ và vận chuyển thì khả năng tận dụng sàn gỗ cũ không cao.

bn19722

Cách thi công sàn gỗ xương cá.

thi-cong-van-san-go-xuong-ca

Bước 1: Kiểm tra, xử lý bề mặt sàn

Để sàn gỗ không bị cong vênh, lồi lõm hay bị lún sau thời gian đã thi công cần kiểm tra và xử lý chặt chẽ bề mặt của sàn. Nếu bề mặt gồ ghề cần xử lý ngay bằng cách đổ bê tông hay san bằng lại với xi măng. Sau đó, khi bề mặt đã phẳng tiến hành quét dọn sạch sẽ để tránh bụi bẩn bám lại trong quá trình thi công.

Bước 2: Phủ lớp lót sàn chuyên dụng

Việc chọn lựa loại xốp lót nào rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của sàn gỗ, đặc biệt với kiểu ốp xương cá lại càng phải kỹ hơn. Xốp lót sàn có tác dụng giúp cho bề sàn không bị ẩm mốc, mối mọt, hạn chế tiếng ồn, tạo cảm giác êm chân cho người sử dụng.

Khi phủ miếng xốp, lưu ý phải trải thật phẳng, không được gấp khúc ở bất cứ vị trí nào, cách chân tường khoảng 2 – 3cm và dùng băng dính, keo chuyên dụng để cố định chúng lại với nhau.

Bước 3: Tiến hành thi công, lát sàn gỗ kiểu xương cá

Màu gỗ được nổi bật nhất khi đúng với hướng ánh sáng. Do vậy, bạn cần quan sát hướng ánh sáng của ngôi nhà. Đầu tiên, nối 2 thanh gỗ lại với nhau theo hình mũi nhọn với độ chéo khoảng 45 độ theo hình xương cá. Lưu ý giữ khoảng cách từ mép sàn đến chân tường một khoảng cố định. Tiếp tục công đoạn này cho đến cuối chân tường. Kích thước thanh gỗ thường không đều nhau, dùng thước đo và thêm bớt sao cho hợp lý và chính xác về độ dài với nhau.

Bước làm này tiếp tục cho đến hàng thứ năm thì nên dừng lại, tránh hiện tượng bị lệch nếu không cân chỉnh kịp thời. Sau đó, tiếp tục dùng bút chì kẻ theo một đường thẳng lên thanh gỗ đã ghép nhằm cân chỉnh cho thật chính xác và điều chỉnh kịp thời. Sau đó, tách các thanh gỗ đã ghép, dùng cưa cắt phần gỗ thừa. Đẩy những thanh gỗ đã cắt vào sát mép tường. Lưu ý về độ giãn nở của gỗ mà để lại một khoảng cách nhất định.

Tiếp tục như vậy cho đến khi ốp xong diện tích. Những khoảng trống thừa thì cần dùng thước để đo chính xác kích thước rồi cắt các thanh gỗ sao cho phù hợp với khoảng trống đã đo và ốp vào. 

Bước 4: Lắp các phụ kiện sàn gỗ

Sau khi đã ốp xong phần diện tích thi công, thợ dùng các phụ kiện như len, nẹp để cố định và che đi các khe hở nhằm đảm bảo độ bền cho bề mặt cũng như tăng tính thẩm mỹ cho sàn nhà. Sau đó, cố định mép của ván sàn và dùng búa cao su để cố định với mặt nền. Cuối cùng, dùng nẹp để kết thúc ở tấm ghép cuối cùng và quét dọn, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bằng các vật dụng chuyên dụng.


LIÊN HỆ

Nội Thất Xanh - Công Ty TNHH Cửa Lưới Kiến Trúc Đa Năng

Số 268 Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

0965.956.799 / 0905.911.669

noithatxanhdn@gmail.com

Nội Thất Xanh - Công Ty TNHH Cửa Lưới Kiến Trúc Đa Năng